giãn cách xã hội tại Việt Nam Giãn cách xã hội

Đại dịch COVID-19

giãn cách xã hội tại Việt Nam còn được gọi là cách ly toàn xã hội[52]. Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng[53] và chỉ thị ban hành sáng ngày 31 tháng 3 năm 2020 về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh". Các phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, khử trùng, diệt khuẩn đúng quy định.[52] Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định đây là yêu cầu cao hơn để ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, yêu cầu "giãn cách xã hội" Việt Nam kể từ 0 giờ ngày 1-4-2020 không phải là phong tỏa đất nước.[54] Theo đó, Chỉ thị yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.[55] Các biện pháp cấp bách bao gồm[53]:

  • Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
  • Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, Ủy ban nhân dân TP. HCM phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (TP. HCM); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; Đồng thời tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm. Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh. Các tỉnh có liên quan phối hợp chặt chẽ với các bộ và 2 thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3/2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình. Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8/3/2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú).
  • Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
  • Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
  • Bộ Y tế được giao chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Quy định chặt chẽ cần được đưa ra về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện. Thủ tướng giao Bộ Y tế đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu. Ngoài ra, bộ này cần báo cáo Thủ tướng các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31/3/2020. Bộ y tế tổ chức, sắp xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế. Xem xét, xử lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
  • Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiêm dương tính ở các địa phương, bảo đảm chính xác.
  • Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01/4/2020 trên tuyến biên giới với LàoCampuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.
  • Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.
  • Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.
  • Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.
  • Các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.
  • Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.

Vào chiều 15-4-2020, tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị kéo dài thời gian giãn cách xã hội ở một số địa phương, trong đó có TP.HCMHà Nội. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý chia các tỉnh, thành ra ba nhóm: nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp[56][57].

Vào chiều 22-4-2020, theo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19[60], nhóm nguy cơ cao và nhóm nguy cơ được điều chỉnh theo hướng tích cực. Theo Thủ tướng, thời gian tới Việt Nam cần chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch bệnh, các cấp, ngành và người dân cần nhận thức rõ ràng điều này. "Nhiều nơi trên thế giới đang có dịch bệnh nên chúng ta không thoát ra khỏi nguy cơ. Vì vậy, thích nghi với Covid-19 là điều bình thường và cần kiểm soát dịch bệnh", ông nói và yêu cầu các cấp ngành tiếp tục ngăn chặn quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại, không để đại dịch tàn phá đất nước[61]. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xác định:

  • Hà Nội là địa phương duy nhất còn lại nằm trong nhóm nguy cơ cao, tuy nhiên chỉ nguy cơ cao nằm tại huyện bao gồm Mê Linh, Thường Tín và một số nơi có ca nhiễm chưa qua 14 ngày. Có nghĩa là "Những nơi có nguy cơ cao vẫn phải áp dụng nghiêm Chỉ thỉ 16, chưa áp dụng nguy cơ cao với toàn Hà Nội", Thủ tướng nói[62].
  • Trong khi nhóm nguy cơ gồm TP.HCM, Bắc NinhHà Giang. Trong đó, mặc dù ca bệnh cuối cùng phát hiện tại TP.HCM đã qua 25 ngày nhưng vì là đô thị lớn và rất nhiều yếu tố rủi ro khác nên Ban Chỉ đạo đánh giá là có nguy cơ, cần phải chú trọng một số khâu. Tỉnh Bắc Ninh có ca bệnh mới nhất xuất hiện là ngày 7/4/2020, đã qua 14 ngày. Tỉnh Hà Giang có ca bệnh phát hiện ngày 8/4/2020, cũng đã qua 14 ngày nhưng điều tra dịch tễ rất phức tạp, có tiềm ẩn nguy cơ trong cộng đồng. Đây cũng là tỉnh biên giới vẫn còn nguy cơ từ việc đi lại qua đường mòn, lối mở dù Việt Nam đã kiểm soát chặt[63].
  • Nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giãn cách xã hội http://www.academia.dk/MedHist/Sygdomme/PDF/Encycl... http://adsabs.harvard.edu/abs/2006Natur.442..448F http://www.cidrap.umn.edu/sites/default/files/publ... http://lccn.loc.gov/2008019487 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329045 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3372334 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3490553 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3563464 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7095311 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7104184